Viêm phế quản là bệnh thường xảy ra khi giao mùa, nguyên nhân phần lớn do vi khuẩn và virus gây ra. Bệnh thường khó điều trị nên không phân biệt rõ và không có phương pháp chữa trị đúng cách.
Các nguyên nhân gây viêm phế quản
- Virus: Virus là nguyên nhân của 60-70% các trường hợp viêm phế quản. Trong đó thường gặp là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm hoặc adenovirus. Chúng thường gây ra các vụ dịch và gây bệnh theo mùa.
- Mycoplasma: Là vi khuẩn không điển hình hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
- Vi khuẩn: Viêm phế quản phổi do vi khuẩn còn phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp như phế cầu, haemophilus influenzae, tụ cầu, liên cầu, E.coli,…
- Do hít phải hơi độc như khí SO2, clo, amoniac, acid, dung môi công nghiệp,…
- Do dị ứng: Viêm phế quản cấp cũng hay xảy ra ở bệnh nhân hen, nổi mày đay, phù Quincke, nhất là ở trẻ em.
- Ngoài ra còn một số tác nhân ký sinh trùng hoặc nấm như pneumocystis carinii, nấm candida albicans,… gây triệu chứng viêm phế quản, viêm phổi ở những người suy giảm miễn dịch.
Trong các nguyên nhân kể trên, virus và vi khuẩn là các tác nhân chính của bệnh viêm phế quản. Việc định hướng nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa trong việc lựa chọn thuốc điều trị thích hợp. Đặc biệt là vấn đề có cần sử dụng kháng sinh hay không.
Phân biệt triệu chứng viêm phế quản do virus và viêm phế quản do vi khuẩn
Virus là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm phế quản. Viêm phế quản cấp do virus chiếm tới 60% đến 70% các trường hợp viêm phế quản cấp. Có thể kể đến các tác nhân virus như myxovirus (virus cúm, á cúm), rhinovirus, coronavirus, adenovirus, enterovirus, virus đại thực bào đường hô hấp và một số chủng virus herpes.
1. Triệu chứng viêm phế quản do virus
Lâm sàng các dấu hiệu nhiễm virus không đặc hiệu. Khởi đầu là các biểu hiện viêm long đường hô hấp trên. Bao gồm ho, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mắt nước mũi, kèm theo đó bệnh nhân đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, khàn tiếng. Thông thường ho khan hoặc ho có đờm trắng trong.
Về dịch tễ hay gặp trong mùa dịch cúm hoặc mùa đông xuân thay đổi thời tiết. Người trong gia đình hoặc những người xung quanh cũng có thể có biểu hiện tương tự.
Nếu mắc viêm phế quản cấp do virus đơn thuần không cần dùng kháng sinh. Bởi vì kháng sinh chỉ có tác dụng lên vi khuẩn, không có tác dụng đối với nhiễm virus. Đôi khi bệnh do kết hợp với bội nhiễm vi khuẩn làm cho việc chẩn đoán lâm sàng khó khăn hơn.
Sử dụng các phương pháp như nuôi cấy tế bào, PCR, miễn dịch huỳnh quang hoặc huyết thanh chẩn đoán để xác định căn nguyên virus. Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng ít làm, trừ trong các vụ dịch lớn.
Vì vậy điều trị viêm phế quản do virus cần có sự tham vấn của bác sĩ và sử dụng thuốc cũng như phướng pháp đúng.
2. Triệu chứng viêm phế quản do vi khuẩn
Các triệu chứng viêm phế quản hướng tới chẩn đoán nguyên nhân do vi khuẩn bao gồm:
+ Bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng rõ như môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi. Có thể đi kèm với sốt cao.
+ Người bệnh ho khạc đờm mủ, đờm đục hoặc đờm màu xanh vàng. Khác với trường hợp nhiễm virus thì người bệnh thường ho khan hoặc ho đờm màu trắng trong.
+ Bệnh đã diễn biến quá 10 ngày.
+ Bilan nhiễm trùng tăng: Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao, CRP tăng, procalcitonin tăng.
+ Có thể nhuộm soi hoặc nuôi cấy đờm để tìm tác nhân vi khuẩn gây bệnh.
- Điều trị viêm phế quản do vi khuẩn có thể sử dụng kháng sinh hoặc phối hợp với kháng viêm để giảm triệu chứng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi luôn mong nhận được những sự góp ý tích cực từ người đọc. Abicode hướng đến mục tiêu: Tích cực thay đổi và hoàn thiện để phục vụ người đọc tốt hơn.